https://vtcnews.vn/mot-dia-phuong-thu-hut-fdi-gap-toi-hon-12-lan-cung-ky-dan-dau-ca-nuoc-ar873549.html
(VTC News) – Tính đến ngày 20/5, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến 20/5, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước và gấp hơn 12 lần cùng kỳ.
Cục Đầu tư nước ngoài lý giải vốn đầu tư của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh do có dự án lớn với tổng vốn đầu tư 730 triệu USD của tập đoàn đa ngành Hyosung hàng đầu Hàn Quốc.
Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và hiếm hoi trên thế giới sản xuất sợi sinh học BDO từ đường thô bằng công nghệ mới và hiện đại. Đường thô thay thế hoàn toàn nguyên liệu truyền thống như than đá để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến 20/5, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước và gấp hơn 12 lần cùng kỳ.
Cục Đầu tư nước ngoài lý giải vốn đầu tư của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh do có dự án lớn với tổng vốn đầu tư 730 triệu USD của tập đoàn đa ngành Hyosung hàng đầu Hàn Quốc.
Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và hiếm hoi trên thế giới sản xuất sợi sinh học BDO từ đường thô bằng công nghệ mới và hiện đại. Đường thô thay thế hoàn toàn nguyên liệu truyền thống như than đá để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến 20/5, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước và gấp hơn 12 lần cùng kỳ.
Cục Đầu tư nước ngoài lý giải vốn đầu tư của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh do có dự án lớn với tổng vốn đầu tư 730 triệu USD của tập đoàn đa ngành Hyosung hàng đầu Hàn Quốc.
Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và hiếm hoi trên thế giới sản xuất sợi sinh học BDO từ đường thô bằng công nghệ mới và hiện đại. Đường thô thay thế hoàn toàn nguyên liệu truyền thống như than đá để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đứng thứ hai là Hà Nội với gần 1,14 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,06 tỷ USD, chiếm gần 9,6% tổng vốn đầu tư cả nước.
Tiếp theo lần lượt là TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Ninh…
Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần (71,1%).
Vốn đầu tư đăng ký mới 5 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ do tăng số lượng dự án mới (tăng 27,5%) và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 400 triệu USD và hơn 600 triệu USD).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Tính lũy kế đến ngày 20/5, cả nước có 40.285 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 481,33 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 305,43 tỷ USD, bằng gần 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Hiện có 146 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn gần 87,2 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 77,9 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư).
Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 43,1% vốn), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 23,9% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 8,3% vốn). Còn lại là các ngành khác.
Lũy kế đến 20/5, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,25 tỷ USD. Có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (40,1%); Lào (36,8%); Hoa Kỳ (5,6%); New Zealand (4,3%).