Hệ sơn bảo vệ chịu lửa cơ bản cho cấu kiện thép bao gồm 3 lớp: Lớp sơn lót (sơn chống gỉ); lớp sơn chống cháy và lớp sơn phủ màu:
– Lớp sơn lót chống gỉ sử dụng sơn Alkyd MTV, sơn Epoxy MTV… hoặc sử dụng các loại sơn lót khác gốc dầu đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam (Lưu ý: Không sử dụng sơn lót chống gỉ gốc nước).
– Lớp sơn chống cháy là sơn MTV được sản xuất bởi Công ty Cổ phần vật liệu chống cháy TTV.
– Lớp sơn phủ màu sử dụng sơn phủ màu gốc dầu của hãng sơn MTV hoặc các loại sơn phổ biến trên thị trường như: sơn Alkyd, sơn Epoxy, sơn PU, sơn Acrylic,… của các hãng sơn khác (Lưu ý: Không nên sử dụng sơn phủ gốc nước).
Quá trình chuẩn bị và thi công hệ sơn cụ thể như sau:
- Chuẩn bị bề mặt
- Trước khi thi công lớp sơn chống gỉ bề mặt cấu kiện cần phải được làm sạch bụi bẩn và khô hoàn toàn.
- Điều kiện thi công
- Không thi công khi nhiệt độ không khí hoặc nhiệt độ bề mặt cần phủ dưới 10°C (50°F) hoặc độ ẩm tương đối trên 95% (điểm sương).
- Khu vực thi công phải thoáng gió để khô nhanh.
- Thiết bị thi công
- Có thể phun, dùng cọ quét hoặc con lăn.
- Khi thi công bằng súng phun sơn, dùng súng phun không có không khí với áp lực phun cao. Thiết bị sau khi thi công phải được rửa sạch bằng dung môi phù hợp. Sử dụng béc phun sơn có đường kính lỗ phun phù hợp.
- Pha chế dung môi
- Sử dụng đúng loại dung môi do nhà sản xuất cung cấp.
- Có thể sử dụng dung môi để điều chỉnh độ nhớt của sơn phù hợp với phương pháp thi công. Tùy thuộc vào phương pháp và thiết bị sử dụng, có thể pha thêm dung môi nhưng không quá 10% khối lượng sơn. Trường hợp sử dụng quá 10% dung môi cần hỏi ý kiến của nhà sản xuất.
- Pha từng lượng nhỏ dung môi khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đồng nhất và đạt được độ nhớt mong muốn.
- Phương pháp thi công
5.1. Thi công sơn chống gỉ
- Thi công ngay sau khi bề mặt thép được làm sạch
- Khuấy trộn đều trước khi thi công
- Bề mặt thi công đồng đều, thi công theo độ dầy mong muốn. Độ dầy trung bình của lớp sơn chống gỉ phổ biến ở khoảng 30 – 60 micron hoặc theo yêu cầu kỹ thuật của từng dự án cụ thể.
5.2. Thi công lớp sơn chống cháy
- Chỉ thi công lớp sơn chống cháy khi lớp sơn chống lót gỉ khô hoàn toàn.
- Sơn chống cháy MTV của Công ty Cổ phần vật liệu chống cháy TTV là sơn chống cháy nhanh khô 1 thành phần. Tùy thuộc vào yêu cầu độ dầy, có thể chia làm các lớp thi công khác nhau, độ dầy màng sơn khô tối đa cho mỗi lớp có thể đạt 500 micron, tùy thuộc vào thiết bị (điều chỉnh độ nhớt của sơn) và điều kiện thời tiết, môi trường thi công.
- Thời gian chờ khô để sơn các lớp tiếp theo (với các lớp sơn chống cháy có độ dầy sơn tối đa) là 1,5 giờ hoặc tùy thuộc vào điều kiện thi công (nhiệt độ, môi trường lưu thông không khí, phương pháp thi công) mà có thể điều chỉnh thời gian chờ khô cho phù hợp.
5.3. Bảo quản và sơn phủ màu
- Sau khi lớp sơn chống cháy khô hoàn toàn nên sử dụng sơn phủ để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ. Tùy thuộc vào chiều dầy lớp sơn chống cháy, thời gian để lớp sơn chống cháy khô hoàn toàn là ít nhất 8 giờ. Sơn chống cháy MTV phù hợp với hầu hết các loại sơn phủ sẵn có trên thị trường.
- Sau khi thi công, bề mặt sơn phủ cần được để trong môi trường thông thoáng để khô nhanh.
- Kiểm tra, đánh giá chiều dầy lớp sơn
– Các lớp sơn lót và sơn phủ màu được thi công với chủng loại và chiều dầy theo yêu cầu cụ thể của từng dự án.
– Các lớp sơn chống cháy được thi công theo độ dầy trung bình đã được tính toán và xác định trong thiết kế chịu lửa của dự án.
6.1. Thiết bị kiểm tra
Sử dụng thiết bị đo bằng phương pháp siêu âm đầu dò có độ chính xác cao. Thiết bị đo phải có dải đo lớn hơn chiều dầy lớp sơn đã thi công.
6.2. Phương pháp đo và tính toán kết quả
Chiều dầy đo được là tổng chiều dầy các lớp sơn đã được thi công. Chỉ đo chiều dầy khi các lớp sơn đã khô hoàn toàn.
Cách xác định chiều dầy lớp sơn chống cháy được thực hiện theo mục 6.5.2 của tiêu chuẩn BS EN 13381-8:2013. Mỗi cấu kiện được đo chiều dầy tại nhiều vị trí khác nhau để tính toán giá trị trung bình. Chiều dầy lớp sơn chống cháy là chiều dầy trung bình được xác định sau khi đã trừ đi chiều dầy của lớp sơn lót và sơn phủ màu. Sai số cho phép của các điểm đo so với chiều dầy trung bình phải tuân theo quy định như sau:
- Tối thiểu 68% số lượng các điểm đo phải có giá trị nằm trong phạm vi ± 20% giá trị trung bình.
- Tối thiểu 95% số lượng các điểm đo phải có giá trị nằm trong phạm vi ± 30% giá trị trung bình.
- Tất cả các điểm đo phải có giá trị nằm trong phạm vi ± 45% giá trị trung bình.
- Sơ cứu và xử lý môi trường
Không hít hoặc ngửi các khí hoặc sương bay ra trong quá trình phun. Đeo mặt nạ bảo hộ phù hợp và khít kín trong và sau quá trình sử dụng trừ khi việc kiểm soát khí và sương thoát ra được thực hiện tốt (luôn dưới mức cho phép). Tránh tiếp xúc với mắt, da, áo quần và rửa sạch sau khi sử dụng. Trong trường hợp tiếp xúc với mắt, xịt rửa nước nhiều lần trong tối thiểu 15 phút và đến trạm y tế ngay lập tức. Nếu bị ảnh hưởng do hít phải khí hoặc sương bay ra, phải tự chạy ra ngoài đến chỗ có không khí sạch; Không nên tiếp tục hít thở trong khu vực gần đó. Nếu sơ ý nuốt phải, không nôn mửa và tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ. Trong trường hợp bị rò rỉ, cách ly sản phẩm trong khi thu dọn những phần bị rò rỉ ra ngoài này. Thải bỏ phế liệu theo quy định của pháp luật.
CÔNG TY CỔ PHẨN VẬT LIỆU CHỐNG CHÁY TTV
Xin cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và hợp tác với Công ty chúng tôi!
Very interesting subject, thank you for putting up.Leadership